Bất Động Sản Tuy Hòa › Diễn đàn › Tài chính bất động sản › Nên hiểu thế nào về “Bơm tiền”, và sự liên đới đến thị trường BĐS trong thời gian tới
- This topic is empty.
-
Người viếtBài viết
-
07/10/2020 vào lúc 17:42 #10602Ho AnQuản lý
Nên hiểu thế nào về “Bơm tiền”, và sự liên đới đến thị trường BĐS trong thời gian tới
Thời gian vừa qua có khá nhiều ý kiến lo ngại về việc “Bơm tiền” hay nói nghe cho ra vẻ chuyên môn hơn nữa là “nới lỏng tiền tệ”, dẫn đến lạm phát mạnh, thậm chí nhiều người xúc tiến việc tìm mua bất động sản vì sợ tiền trượt giá. Đợi hoài chưa thấy bài viết nào phân tích về vấn đề này, nên hôm nay, Duy xin mạn phép “múa rìu qua mắt thợ”, chia sẻ một chút hiểu biết về tài chính, tiền tệ của mình để hầu cả nhà ạ. Rất mong nhận được góp ý của quý anh chị có chuyên môn, chỉnh sửa những kiến giải chưa đúng để cộng đồng chúng ta có góc nhìn đa chiều hơn về “Bơm tiền”. Qua đó, chúng ta sẽ có những hành động phù hợp trong hoạt động đầu tư Bất động sản.
Xin phép được mượn câu chuyện tập Gym của quý anh để diễn giải vấn đề cho gần gũi, dễ hiểu hơn. Nếu ví nền kinh tế như cơ thể, thì tiền chính là lượng máu lưu thông đưa dưỡng chất, oxi đến các tế bào. Một thanh niên có chỉ số BMI chưa chuẩn, nay muốn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của cơ bắp nên quyết định đi tập Gym. Hoạt động “Tập Gym” đối với cơ thể nó tương tự như “Tín dụng” trong nền kinh tế. Muốn cơ bắp phát triển, chúng ta phải nâng cao, vác nặng hơn so với điều kiện bình thường, các ông chủ phòng Gym rất thích điều này. Tương tự, khi chúng ta vay nợ để chi tiêu, doanh nghiệp vay để kinh doanh, thì động lực kiếm tiền sẽ lớn hơn nhiều so với không vay. Đó là một cơ chế hết sức tự nhiên.
Cơ bắp phát triển càng lớn, thì lượng máu cần lưu thông càng nhiều. Tương tự, khi năng lực sản xuất được nâng cao, tạo ra được nhiều hàng hóa hơn, bên cạnh đó là nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày một đa dạng và mở rộng theo đà tăng dân số, nền kinh tế cần lượng tiền lớn hơn để có thể đảm bảo lưu thông hàng hóa. Vì thế, tạm thời bỏ qua những sai lầm trong chính sách tiền tệ, in tiền vô tội vạ, rõ ràng, “Bơm tiền”, bơm thêm tiền là một hoạt động cần thiết hiển nhiên phải có. Chúng ta không cần phải sợ hay dị ứng với chuyện này.
Một ngày đẹp trời Cô Vi-19-tuổi tươi xinh xuất hiện, chàng thanh niên có thân hình vạm vỡ đem lòng say đắm; chàng quấn quýt với nàng hơi quá đà, vậy là lăn ra bệnh, kiệt sức. Chàng thanh niên yếu đi đến độ ăn không nổi, ngủ không yên, lượng hồng cầu trong máu giảm nhưng khối cơ bắp khổng lồ kia thì vẫn cần dưỡng chất. Đó là hình ảnh của nền kinh tế của chúng ta khi gặp phải đại dịch Covid-19 vừa qua. Tất cả các hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ do giãn cách xã hội diễn ra ở quy mô toàn cầu. Trong nền kinh tế được kích thích bởi tín dụng, lúc nào chúng ta cũng cần phải có tiền để duy trì thanh khoản, dòng tiền ngưng xoay là lập tức gặp trục trặc. Doanh nghiệp cần tiền để trả nợ, trả lương; người dân thì cần tiền để trả thẻ tín dụng. Nhưng không có doanh thu thì trả nợ kiểu gì? Trả lương kiểu gì? Không có lương thì lấy gì trả thẻ tín dụng? Một hiệu ứng dây chuyền xuât hiện.
Nếu có cơ hội, Duy sẽ chia sẻ sâu hơn về cuộc khủng hoảng 2008 khởi phát từ Vỡ Bong bóng Tín dụng liên quan đến thị trường BĐS ở Mỹ, còn khủng hoảng 2020 này nó có khác biệt so với 2008. Bản chất của khủng hoảng do dịch bệnh lần này chính là sự Đình trệ của nền kinh tế, dòng tiền ngừng xoay, nói cách khác, đây là một cuộc khủng hoảng do sụt giảm đột ngột Tổng cầu, dẫn đến tê liệt trong lưu thông hàng hóa, và hệ lụy cuối cùng là Khủng hoảng Thanh khoản. Lúc này, chúng ta cần sự điều tiết của chính phủ các nước, “Bơm tiền” là bắt buộc, nếu không muốn “chết chùm”. Bơm thêm tiền cũng giống như việc chúng ta truyền đạm cho cu cậu vạm vỡ nhưng bị bệnh vì tình ở bên trên, bỏ ăn bỏ uống. Nhưng bơm là bơm vào đâu, bơm thế nào? Dạ, bơm ngay vào tĩnh mạch ạ.
Tùy tình hình của từng quốc gia và đặc trưng của mỗi nền kinh tế mà các chính phủ sẽ hướng dòng tiền hỗ trợ thanh khoản vào những nơi cần thiết nhất. Hầu hết chúng ta đều biết đến chính sách trợ cấp tiền mặt của chính phủ Mỹ, rót trực tiếp vào tài khoản của công dân trong thời gian vừa qua. Đối với nền kinh tế quẹt thẻ như Mỹ, xài trước rồi có lương trả sau, đây là đầu mối của khủng hoảng dây chuyền, nên chính phủ của họ đã giải quyết rất nhanh và dứt khoát. Mỹ xa quá, xin phép quay lại Việt Nam. Chính phủ của chúng ta sẽ “Bơm tiền” vào đâu? Dòng tiền sau đó sẽ luân chuyển như thế nào? Bao giờ thì dòng tiền thực sự chảy tới thị trường BĐS một cách ồ ạt?
Xin vui lòng tương tác để người viết có động lực tiếp tục hầu chuyện cả nhà ạ.
(Còn tiếp…)
-
Người viếtBài viết
- Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.